Kết quả 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Liên minh Hợp Tác Xã tỉnh Quảng Ninhhttps://lienminhhoptacxaquangninh.com.vn/uploads/logo_1.png
Thứ tư - 24/11/2021 22:487330
Sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, đặc điểm và những yêu cầu về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được khắc phục: Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về phát triển KTTT, HTX được nâng lên. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách được quan tâm xây dựng, hoàn thiện;Tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhà nước từng bước được củng cố. Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT, HTX các cấp được thành lập từ cấp Tỉnh đến địa phương. Khu vực KTTT, HTX, nhất là những năm gần đây có bước phát triển mạnh cả vệ số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài; đã xuất hiện thêm nhiều loại hình, mô hình KTTT, HTX hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho các thành viên, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực KTTT, HTX trong nền kinh tế quốc dân.
Tọa đàm liên kết sản xuất kinh doanh giữa HTX với DN
Ước đến 31/12/2021, toàn tỉnh có 210 tổ hợp tác với 628 thành viên tham gia, bình quân một tổ hợp tác có 3 thành viên, so với thời điểm 31/12/201 tăng 125 tổ và 508 thành viên. Tuy trình độ phát triển sản xuất của tổ hợp tác còn hạn chế, song hiệu quả mang lại của tổ hợp tác cũng đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại các thôn bản, chủ động tạo việc làm cho thành viên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên và gia đình. Các tổ hợp tác đã mang lại hiệu quả nhất định, đóng góp đáng kể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã phường một sản phẩm.
Đối với các HTX trên địa bàn Quảng Ninh đến nay có khoảng 620 HTX, bằng 569% so với 2001 (109 HTX), trong đó số HTX giỏi đạt 9%, HTX kháđạt 34%, HTX trung bình đạt 45%, HTX yếu là đạt 12%. Các HTX hoạt động chínhtrên một số lĩnh vực sau: (1)Lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp, thuỷ sản: Có 390HTX (2) Lĩnh vực công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp: Có 52 HTX (3) Lĩnh vực giao thông vận tải: Có 41 HTX, (4) Lĩnh vực xây dụng: Có 18 HTX(5) Lĩnh vực vệ sinh môi trường: Có 10 HTX, (6) Lĩnh vực thương mại, chợ và các dịch vụkhác: Có 107 HTX và 02 quỹ tín dụng nhân dân. Trong 5 năm trở lại đây số HTX thành lập mới tại Quảng Ninh trung bình đạt từ 50-70 HTX/năm và là tỉnh có số HTX thành lập mới cao nhất toàn quốc. Số lao động thường xuyên trong các HTX là 72.500người, tăng mạnh so với năm 2001 (117 người). Số vốn hoạt động tính đến tháng9/2021 là 1.563 tỷ đồng, giá trị tài sản là 1.600 tỷ đồng, doanh thu bình quân mộtHTX là 600 triệu đồng, lợi nhuận bình quân là 290 triệu đồng. So với năm 2001, sốvốn hoạt động đạt 1245%, giá trị tài sản đạt 6507% và lợi nhuận bình quân đạt 276%.Các HTX đã có bước pháttriển mới về số lượng, hiệu quả hoạt động được nâng cao, với đủ các loại hình dịchvụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn phát triển. Các HTX nôngnghiệp đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động bà con nông dân, ứng dụng cóhiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhiều HTX đã mở rộng sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh doanh, đầu tư trangthiết bị để nâng cao năng lực sản xuất hàng hoá, tỷ lệ HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả tăng từ38 HTX năm 2001 lên 300 HTX năm 2021 qua đó đã đóng góp một phần cho ngânsách của tỉnh. Trong năm 2020, đóng góp của khu vực KTTT, HTX vào GRDPchiếm 1,2%; giải quyết việc làm cho 72.500 người lao động, thu nhập bình quân củangười lao động là 69 triệu đồng/năm, tương đương 5,75 triệu đồng/tháng. Mặt kháccác HTX còn tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn dân cư, xóa đói, giảmnghèo ở địa phương, giải quyết nhu cầu, lợi ích chính đáng của thành và người laođộng. Bên cạnh đó, nhiều HTX tạo sựliên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệuquả kinh tế cho thành viên, góp phần làm thay đổi căn bản đời sống của người dân vàbộ mặt nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Mô hình trồng ổi thương hiệu OCOP tại HTX DVSX NLN Toàn Phú, Hạ Long
Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết sổ13-NQ/TW, số lượng HTX, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tăng và đadạng, phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ;Trong các hoạt độngcủa HTX đã có sự liên kết và liên kết hợp tác với các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế khác để cùng phát triển.
Mô hình nuôi gà bản địa của HTX SXKD Tuyền Hiền tại Quảng Tân, Đầm Hà
Các cơ chế, chính sách của trung ương, của tỉnh đã tác động tíchcực, khuyến khích phát triển KTTT với nòng cốt là HTX. Tạo môi trường thuận lợi,phát huy tiềm lực, lợi thế sẵn có của KTTT, tăng cường năng lực cạnh tranh củaKTTT trong điều kiện mới. Thực tế đã chứng minh KTTT là thành phần kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, KTTT mà nòng cốt là HTX là thành phần kinh tế quan trọng, cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển KTTT, HTX gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, là động lực phát triểnkinh tế - xã hội bền vững ở nước ta. Vai trò của KTTT, HTX kiểu mới vẫn là xu hướng lựa chọn phát triển, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp, nông thôn; để thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Do đó thời gian tới cần tiếp tục phát triển KTTT nhanh và bền vững, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người dân và tổ chức tham gia với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá - xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; Phát triển KTTT theo hướng gắn sản xuất, kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm và đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cộng đồng thân thiện, văn minh. Phù hợp với quy luật khách quan, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, xu hướng phát triển và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đồng thời để KTTT phát triển đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong tiếp tục đổi mới, phát triến và nâng cao hiệu quả KTTT.